Cách tính khối lượng bê tông móng đơn dễ dàng trong xây dựng nhà ở

Thứ 3, 07/05/2024

230

Thứ 3, 07/05/2024

Administrator

230

Móng là phần dưới cùng của ngôi nhà với chức năng là nâng đỡ và đảm bảo cho toàn bộ kết cấu của công trình được vững chắc không rung lắc, xiêu vẹo gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Khối lượng cốt thép và xi măng là quan trọng nhất trong phần móng nhà bởi vì nếu được thi công với tỷ lệ chuẩn xác nhất sẽ đảm bảo được độ vững chắc của phần móng nhà. Ngược lại có thể khiến cho toàn bộ công trình sụp đổ. Trong bài viết dưới đây Sineru xin gửi đến các bạn cách tính khối lượng bê tông móng đơn dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo đúng theo tỷ lệ tiêu chuẩn chính xác nhất.

1. Giới thiệu về bê tông, móng đơn và các nguyên tắc khi thi công bê tông đạt hiệu quả cao nhất

Bê tông, móng đơn nhà ở và các nguyên tắc bắt buộc phải thực hiện để đạt được chất lượng công trình tốt nhất. Sau đây Sineru xin gửi đến các bạn những thông tin liên quan để dễ dàng hình dung và nắm bắt nhé.

 

 

1.1 Giới thiệu các khái niệm bê tông và móng đơn 

Bê tông là hỗn hợp giữa xi măng, nước, cát mịn được đổ vào bên trong khung sắt hoặc thép. Các nguyên vật liệu này được pha trộn theo tỷ lệ chuẩn xác và phù hợp với công dụng cũng như mục đích sử dụng của công trình. Bên cạnh đó vị trí đặt phần móng công trình cũng là yếu tố quyết định tỷ lệ pha trộn vật liệu. 

Công thức và cách thực hiện pha trộn các vật liệu sẽ được quyết định bởi chủ thầu, người chịu trách nhiệm chính hoặc công nhân thi công công trình, hoặc bất kỳ cá nhân nào đều phải am hiểu về kiến thức xây dựng hoặc có kinh nghiệm tính toán chuyên ngành.

Để tăng tác dụng nâng đỡ, chất lượng công trình được chắc chắn nhất thì cấu tạo cơ bản của phần móng đơn nhất định phải có 4 yếu tố sau đây:

- Giằng móng: đây là lớp liên kết giữa đá và bê tông cuối cùng với tác dụng chính là nâng đỡ chủ lực, làm giảm độ sụt lún khi thi công công trình. Dựa vào loại đất khu vực xây dựng mà kết cấu này sẽ có độ dày mỏng khác nhau để có thể đảm bảo nâng đỡ tốt khối cấu trúc bên trên. Cụ thể, nếu là đất mềm sẽ đặt dày, khít hơn và thực hiện kỹ lưỡng để khóa lớp đất tốt nhất có thể, ngược lại, đất cứng sẽ thi công đơn giản và quá trình thi công cũng nhanh hơn.

- Cổ móng: đây là phần có chiều cao và chiều dài tương đối lớn hơn phần cột, cổ móng có trách nhiệm truyền tải trọng lượng từ cột xuống phần thấp nhất của móng. 

- Bàn móng: hầu hết phần bàn móng đều có hình dạng chữ nhật, bị vát dần lên phía trên và được các kỹ sư điều chỉnh kích thước phù hợp dựa vào mục đích thi công sử dụng.

- Lớp lót bê tông: lớp lót này có tác dụng làm phẳng bề mặt của móng đơn và ngăn chặn sự thẩm thấu của nước trong xi măng khi xây dựng. Đây cũng là lớp nền để đổ bê tông khi thi công xây dựng công trình.

 

 

1.2 Các nguyên tắc khi thi công bê tông đạt hiệu quả cao nhất

Các nguyên tắc khi thi công bê tông cần phải được tuân thủ để đảm bảo đạt được hiệu quả tốt nhất. Các kỹ sư chịu trách nhiệm chính cho công trình sẽ ước tính lượng nguyên vật liệu cần thiết và tiến hành thi công ngay khi có kết quả. 

Đối với trộn đổ bê tông, thông thường sẽ được thực hiện theo 2 cách là trộn bằng tay và dùng máy. Nhưng dù là cách nào, công nhân thi công chính vẫn phải nắm được các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

- Đảm bảo các cốp pha được lắp gia cố chắc chắn, khung sử dụng phù hợp với cấu trúc công trình và các vị trí giao nhau không có hiện tượng hở.

- Cốt thép sử dụng phải được nắn thẳng, làm sạch vết bẩn cứng và kích thước đúng chuẩn theo quy định.

- Bê tông được đổ đều tay, hạn chế bọt khí đến mức tối thiểu và đều nhau tại các vị trí.

- Bảo vệ bề mặt bê tông sau khi được đổ hoàn thành bằng các tấm bạt phủ hoặc vải dễ bóc tách sau khi khối bê tông hoàn toàn khô. Việc bảo vệ bề mặt bê tông có tác dụng tránh được các yếu tố khác từ bên ngoài môi trường tác động tới làm hư hỏng khối bê tông hoặc sụp lún bề mặt bê tông.

- Giữ ẩm cho bê tông thường xuyên sau 7 tiếng.

2. Cách tính khối lượng bê tông móng đơn dễ dàng trong xây dựng công trình nhà ở

Cách tính khối lượng bê tông móng đơn được áp dụng theo 2 trường hợp. Tùy vào điều kiện thực tế mà nền móng không phải chỉ có hình vuông, hình chữ nhật hay bất kỳ một hình dáng cụ thể nào do đó sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề khác nhau và có thể gây khó khăn trong lúc tính toán xây dựng công trình.

- Đối với trường hợp phần móng đơn nằm trên mặt phẳng hình lập phương sẽ được áp dụng tính khối lượng dựa theo công thức sau đây:

 

Công thức tính nền móng đối với mặt phẳng lập phương

 

Với công thức tính khối lượng này giả sử, gọi số lượng cấu kiện là a, chiều dài b, chiều rộng là c và h là độ cao, chúng ta sẽ có công thức tính khối lượng như sau: m = a x b x b x h.

- Đối với trường hợp cấu kiện có hình dạng phức tạp được tính dựa vào công thức sau đây:

Khối lượng = Diện tích mặt bằng cấu kiện x Chiều cao.

Tuy nhiên công thức tính khối lượng sẽ có thay đổi dựa vào mục đích sử dụng của phần móng đơn được xây và nền đất tại vị trí xây móng. Các kiến trúc sư và kỹ sư với kinh nghiệm lâu năm, am hiểu sâu sắc về tính toán khối lượng phần móng sẽ là người tính toán và chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ công trình.

 

 

Trên đây là cách tính khối lượng phần móng đơn dễ dàng trong thi công xây dựng nhà ở mà Sineru tổng hợp lại dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức vững vàng của đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư. Hy vọng thông qua những chia sẻ ở bài viết trên, Sineru đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về cách tính khối lượng móng đơn khi xây dựng nhà ở. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có nhứng kiến thức cần thiết để đưa ra sự lựa chọn chính xác về vật liệu xây dựng cũng như đảm bảo rằng công trình xây dựng của mình được xây dựng trên nền tảng chất lượng và bền vững nhất!

 
Chia sẻ: