Kinh nghiệm thi công nhà ở dân dụng mới nhất

Thứ 6, 03/05/2024

86

Thứ 6, 03/05/2024

Administrator

86

Thi công một công trình dân dụng cụ thể là nhà ở đòi hỏi cần rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng từ nhà thầu và những người thợ làm công trình. Do đó, từ những kiến thức thực tiễn khi thi công sẽ giúp cho chúng ta biết được điều cần lưu ý khi tiến hành thi công công trình nhà ở dân dụng. Những kinh nghiệm này giúp cho bạn có một khâu chuẩn bị tốt nhất cũng như hạn chế được những phát sinh có thể xảy ra sau này giúp tiết kiệm tránh hao tốn kinh phí và thời gian cho công trình đúng tiến độ bàn giao.

1. Kinh nghiệm thiết kế công trình

Công đoạn thiết kế là rất quan trọng trong quy trình xây dựng công trình đảm bảo rẳng công trình có một nền tảng vững chắc và chất lượng tốt nhất khi đưa vào sử dụng. Sau đây là hai kinh nghiệm về thiết kế kết cấu và thiết kế các chi tiết nội thất, điện, nước dành cho bạn tham khảo nhé.

1.1 Thiết kế kết cấu 

Thiết kế luôn là công đoạn bắt đầu cho cả công trình khi muốn xây dựng. Các kiến trúc sư và kỹ sư với kinh nghiệm lâu năm sẽ đưa ra những bản thiết kế bản vẽ cấu tạo, chi tiết cố thép gia cường cho các cấu kiện dầm, sàn, cột, móng của căn nhà,… và toàn bộ các vấn đề liên quan đến kỹ thuật thi công nhằm đảm bảo tốt khả năng chịu lực và chất lượng của ngôi nhà.

Thiết kế kết cấu công trình là công đoạn rất quan trọng vì nó là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền của công trình. Bên cạnh đó, dựa vào những kiến thức cơ bản cùng với kinh nghiệm thực tiễn kiến trúc sư và kỹ sư công trình sẽ xác định rõ tải trọng và chiều cao tầng để bố trí kết cấu sắt thép hoặc dầm đảm bảo độ an toàn đáp ứng được khi chạy nhảy hay di chuyển, tác động mạnh sàn nhà sẽ không rung lắc.

1.2 Thiết kế các chi tiết nội thất, điện, nước

Các chi tiết nội thất hay điện, nước sẽ được tính toán và sắp xếp bố trí cho phù hợp với tổng thể công trình sao cho tiết kiệm chi phí nhất có thể, gia chủ sẽ chủ động mua sắm vật tư hoặc có thể giao khoán cho đội ngũ thi công công trình. 

Kiểm tra lại các giấy phép, bản vẽ và hợp đồng hoặc các loại giấy tờ khác có liên quan đến công trình lại lần cuối để đảm bảo khi tiến hành thi công, mọi việc sẽ diễn ra đúng trình tự, không còn gì sai sót, vướng mắc và giảm thiểu tối đa các nguy cơ gặp phải các vấn đề pháp lý không mong muốn. 

 

 

2. Kinh nghiệm thi công công trình

Giai đoạn thi công nói chung đòi hỏi bạn phải đảm bảo đúng theo quy trình và những yêu cầu về kỹ thuật để đảm bảo an toàn khi ở. Cùng lướt qua những kinh nghiệm khi thi công công trình của đội ngũ Sineru nhé.

2.1 Quy trình thi công

Các gia đình nằm trong quy định thuộc diện cần phải xin phép và thông báo ngày khởi công xây dựng đến phường xã, cơ quan cấp phép trước 7 ngày để thuận tiện theo dõi quản lý theo đúng luật quy định.

Đối với các công trình xây xen kẽ, chủ đầu tư cần phải lập hồ sơ hiện trạng nhà của các hộ dân thân cận để làm cơ sở giải quyết nếu có khiếu nại khi xảy ra hư hỏng công trình lân cận trước khi tiến hành thi công xây dựng. 

Quy trình thi công xây dựng nhà dân dụng cần phải có hồ sơ có đầy đủ các giấy tờ có sự xác nhận của các bên liên quan và có thể lập bằng cách đo vẽ, lập sơ đồ.

Chủ đầu tư hoặc nhà thầu xây dựng công trình nên ngõ lời thông báo với hàng xóm ở cạnh để không ảnh hưởng đến môi trường cũng như tạo bầu không khí vui vẻ, để trong lúc thi công có thể gây ra tiếng ồn, bụi bẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân xung quanh trong khu vực sinh sống.

2.2 Giám sát thi công

Giám sát thi công là người có trách nhiệm quan trọng trong quá trình thi công, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng quy định về kỹ thuật, đúng quy trình. Ngoài ra, người giám sát công trình còn đóng vai trò là cố vấn cho chủ đầu tư các cách giảm thiểu chi phí, sử dụng, quản lý vật tư đúng cách và hiệu quả.

Chủ đầu tư có thể tự giám sát công trình hoặc tìm kiếm các đơn vị thi công có giám sát công trình để đảm bảo được chất lượng ngay từ ban đầu, tuy nhiên giá cả sẽ có phần cao hơn mức giá thi công bình thường. 

Một cách khác để có thể quản lý và nắm bắt được tiến độ công trình và các chi phí trong lúc thi công chủ đầu tư có thể yêu cầu giám sát thi công ghi nhận theo dạng nhật ký thi công rõ ràng, được các bên kiểm định và ký xác nhận sau mỗi ngày.

 

 

3. Bàn giao công trình hoàn thiện

Thời gian thi công hoàn thiện công trình thường sẽ tuỳ thuộc vào quy mô diện tích xây dựng mà sẽ có những sự khác biệt nhau. Các công trình xây dựng như nhà cấp 4 hoặc 1, 2, 3 tầng rgid khi đó thời gian hoàn thiện có thể dao động trong khoảng 4 tháng đến 8 tháng.

Sau khi hoàn thiện, nhà thầu sẽ bàn giao lại công trình đã đạt yêu cầu chất lượng, bao gồm cả việc dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ mặt bằng và bàn giao lại toàn bộ hồ sơ giấy tờ có liên quan để chủ đầu tư quản lý và nghiệm thu.

 

 

Trên đây là một số kinh nghiệm thi công xây dựng nhà ở dân dụng được Sineru tổng hợp lại dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức vững vàng của đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư. Hy vọng thông qua những chia sẻ ở bài viết trên, Sineru đã mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm bổ ích về quy trình thi công nhà dân dụng đảm bảo chất lượng nhất. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có nhứng kiến thức cần thiết để đưa ra sự lựa chọn chính xác về vật liệu xây dựng cũng như đảm bảo rằng công trình xây dựng của mình được xây dựng trên nền tảng chất lượng và bền vững nhất!

 
Chia sẻ: