Quy định cần biết khi thi công công trình xây dựng y tế

Thứ 2, 06/05/2024

88

Thứ 2, 06/05/2024

Administrator

88

Cơ sở y tế là công trình xây dựng cần được tuân thủ theo những quy định riêng biệt để đảm bảo phù hợp đúng tiêu chuẩn. Quản lý chất lượng là khâu quan trọng nhất cho công trình đạt đủ điều kiện đưa vào hoạt động. Sineru gửi đến các bạn đọc giả những quy định cần biết khi thi công công trình y tế để đảm bảo chất lượng an toàn khi hoạt động nhé.

1. Quản lý chất lượng thi công công trình y tế

Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được quy định tại Mục III Quyết định 6226/QĐ-BYT năm 2018 và được thực hiện theo quy định từ Điều 23 đến Điều 36 của Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình y tế bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình, quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng, quản lý môi trường xây dựng.

Chất lượng công trình xây dựng y tế phải được kiểm soát gắt gao từ công đoạn mua sắm, sản xuất, chế tạo các sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị được sử dụng vào công trình cho tới công đoạn thi công xây dựng, sau đó tiến hành chạy thử và nghiệm thu đưa hạng mục công trình vào sử dụng.

Toàn bộ quá trình này phải được tuân thủ đúng với quy định của BYT ban hành và luôn chấp hành nghiêm túc trong lúc thi công.

2. Quản lý thi công công trình xây dựng y tế

Quản lý thi công công trình xây dựng là công việc chung bao gồm những công việc quản lý nhỏ hơn nằm trong giai đoạn đảm bảo chất lượng của toàn bộ công trình xây dựng. Sineru gửi đến bạn những quy định về giai đoạn quản lý thi công công trình y tế mà bạn cần lưu ý để có thể áp dụng trong những dự án sau này.

2.1 Quản lý tiến độ thi công xây dựng

Tiến độ thi công là kế hoạch mà trước khi tiến hành thi công phải được nhà thầu lập ra nhằm xác định rõ thời gian thi công của công trình và phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã được phê duyệt.

Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến độ xây dựng công trình phải được lập riêng cho từng giai đoạn thường được xác định theo tháng, quý hoặc năm.

Giám sát tiến độ thi công và điều chỉnh nếu gặp những vấn đề ảnh hưởng kéo dài thời gian thi công để không làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ dự án. 

Nếu xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài hơn và không thể khắc phục một cách dễ dàng thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.

2.2 Quản lý khối lượng thi công xây dựng

Việc tiến hành thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng thi công của thiết kế được duyệt trước đó.

Khối lượng thi công xây dựng được thực hiện theo tính toán, xác nhận ban đầu giữa chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát theo đúng thời gian hoặc giai đoạn thi công và sau đó được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán theo hợp đồng.

Nếu trường hợp có khối lượng thi công phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình đã được duyệt thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải xem xét để xử lý. Trường hợp thay đổi thiết kế, thực hiện theo điều 4.6 của quy định này. Khối lượng thi công phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấp thuận, phê duyệt là cơ sở tiền đề để thanh toán và quyết toán cho công trình.

Nghiêm cấm tuyệt đối việc khai khống, khai tăng khối lượng thi công hoặc thông đồng giữa các bên tham gia dẫn đến làm sai khối lượng thanh toán cho công trình.

2.3 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng

Việc quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình là công việc quan trọng được đề cao và thực hiện theo quy định từ Điều 34 của Nghị định 59/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng theo phân cấp quản lý có trách nhiệm kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất công tác quản lý an toàn lao động trên công trường của chủ đầu tư và các nhà thầu. Trường hợp công trình xây dựng thuộc đối tượng cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra công tác nghiệm thu thì công tác kiểm tra an toàn lao động được phối hợp kiểm tra đồng thời.

Qua đây có thể thấy việc quản lý chất lượng tại công trình xây dựng y tế là hết sức quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng đến cả quá trình xây dựng lẫn chất lượng cơ sở hạ tầng và an toàn về tính mạng của người khi công trình đưa vào hoạt động. Tuy nhiên đây là những điểm quan trọng mà Sineru tổng hợp được trong những dự án xây dựng công trình y tế mà công ty đã từng đảm nhận.

Hy vọng thông qua những chia sẻ ở bài viết trên, Sineru đã mang đến cho bạn nhiều kinh nghiệm bổ ích về quy định cần biết khi thi công công trình xây dựng y tế. Mong rằng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn có nhứng kiến thức cần thiết để đưa ra sự lựa chọn chính xác về vật liệu xây dựng cũng như đảm bảo rằng công trình xây dựng của mình được xây dựng trên nền tảng chất lượng và bền vững nhất!

 
Chia sẻ: